Công dụng Rau_càng_cua

Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Đề nghị liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết lại Wikipedia:Phủ nhận y khoaWikipedia:Phủ nhận về nội dung.

Rau càng cua thường được chế biến thành nhiều món ăn dân dã bổ dưỡng. Rau càng cua còn có thể trộn chung với các loại rau khác như rau sam, rau thơm..., chấm với nước cá kho hay thịt kho. Càng cua thường được người dân Việt Nam hái làm rau tươi bóp giấm, đặc biệt món rau ăn sống với ếch chiên, thịt bò xào tái, lươn om, ăn ngon lạ miệng, bổ mát…[4] Rau càng cua rửa sạch, chấm với các món kho hoặc mắm; làm gỏi bằng cách trộn với tép bạc tươi, thịt ba chỉ luộc, đậu phộng rang giã dập và rau húng quế, làm món xà lách với thịt bò, dầu giấm, trứng luộc; với cá mòi đóng hộp và hành tây…, đều là những món giúp lợi tiểu, thanh nhiệt, giải khát. Tuy nhiên, lưu ý là loại rau này không thích hợp cho những người sỏi thận.[2][6]

Ngoài ra rau càng cua tuy cung cấp nhiều chất nhưng lại ít năng lượng, thích hợp cho người giảm béo, còn được dùng làm vị thuốc, giúp bổ sung cho người thiếu máu do thiếu sắt. Các chất trong rau tốt cho tim mạch và huyết áp cũng như góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp...

Ở các nước phương Tây, người ta xem rau càng cua như một thứ cỏ dại. Người ta có thể nghiền lá ra dùng đắp trị sốt rét, đau đầu, dịch nhầy từ lá dùng uống trị đau bụng. Tại Trung Quốc, toàn cây rau này được dùng làm thuốc trị đau nhức khớp, đòn ngã và được vò nát đắp lên da trị phỏng do lửa hoặc nước sôi.[1]

Rau có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tan máu ứ, thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm ruột thừa, viêm gan, viêm dạ dày - ruột, tiêu hóa kém. Ngoài ra rau còn được dùng ngoài chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau, có tác dụng chữa trị bệnh ngoài da rất tốt, nhất là bệnh ghẻ lở (giã nát, vắt lấy nước, bổ sung chút muối và chấm vào vết thương, da sẽ mau lành, liền miệng).[1][4][7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Rau_càng_cua http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/viet-nam/dan-d... http://hcm.24h.com.vn/y-te-thiet-bi/rau-cang-cua-m... http://laodong.com.vn/tin-tuc/nho-thuong-rau-cang-... http://nld.com.vn/20110416103115520p0c1050/nhieu-r... http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120110/rau-can... http://giadinh.net.vn/2010081909405095p1044c1048/r... https://web.archive.org/web/20091015122829/http://... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Pepero... https://species.wikimedia.org/wiki/Peperomia_pellu...